TRUYỀN THÔNG VỀ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Thứ năm - 03/10/2019 13:00

TRUYỀN THÔNG VỀ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

TRUYỀN THÔNG VỀ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng, phẩm chất cũng không phải là mới. Tuy nhiên, quá trình tổ chức dạy học để phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh được sáng tạo và tương trợ lẫn nhau trong học tập thì mỗi tiết học cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo viên. Một thay đổi cần làm cụ thể, thiết thực và quan trọng để dạy học hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân là lập kế hoạch, tổ chức một số tiết học.

TRUYỀN THÔNG VỀ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

 

Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng, phẩm chất cũng không phải là mới. Tuy nhiên, quá trình tổ chức dạy học để phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh được sáng tạo và tương trợ lẫn nhau trong học tập thì mỗi tiết học cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo viên. Một thay đổi cần làm cụ thể, thiết thực và quan trọng để dạy học hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân là lập kế hoạch, tổ chức một số tiết học.

Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.

Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây

Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người…

Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: Bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

Cấu trúc giáo án dạy học phát huy năng lực:

* Giáo án (kế hoạch bài học) được điều chỉnh cụ thể hơn so với truyền thống. Có thể có nhiều cấu trúc để thiết kế một kế hoạch dạy học (giáo án). Sau đây là một cấu trúc giáo án có các hoạt động và mục tiêu cụ thể….

- Mục tiêu bài học:

+ Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ;

+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.

- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:

+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy projector...) và tài liệu dạy học cần thiết;

+ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết).

- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:

+ Tên hoạt động ;

+ Mục tiêu của hoạt động

+ Cách tiến hành hoạt động;

+ Thời lượng để thực hiện hoạt động;

+ Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có cách giải quyết phù hợp;...

- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ, hoạt động ứng dụng kết quả bài học vào cuộc sống (ở lớp, nhà, cộng đồng; có thể cùng bạn, gia đình, làng xóm, khối phố) hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

Dạy học Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là thông qua môn học, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. Các năng lực đặc thù của môn học gồm: năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ. Ngoài ra, học sinh cũng cần được phát huy các năng lực khác như: năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân,…

Để phát huy năng lực của học sinh cần đổi mới phương pháp dạy học, như sau:

Một là: Đổi mới từ cách dạy truyền thống thiên về đọc chép sang cách dạy đọc-hiểu

Trước đây, chúng ta thường coi phân tích hay giảng văn, bình luận là một phương pháp đặc thù của dạy học văn, theo hướng áp đặt, một chiều.

Cách dạy đọc hiểu giúp học sinh biết cách đọc, cách tiếp cận, khám phá nội dung và nghệ thuật của văn bản theo các mức độ khác nhau từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo, khơi dậy ở học sinh khả năng liên tưởng, tưởng tượng, giúp học sinh thực sự được đắm mình trong thế giới văn chương. Từ đó, khơi dậy ở các em tình cảm mang tính thẩm mỹ, biết hướng tới giá trị chân-thiện-mĩ.

Học sinh có thể được phát huy năng lực đọc - hiểu các văn bản theo đặc trưng thể loại, các loại văn bản chứa phương tiện biểu đạt như sơ đồ, bảng biểu…

Việc dạy đọc hiểu không chỉ rèn luyện cho học sinh năng lực đọc - hiểu mà còn rèn luyện năng lực tạo lập văn bản đặc biệt là năn g lực viết sáng tạo. Tức là học sinh có khả năng trình bày, thể hiện suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trước đối tượng, vấn đề đặt ra. Điều này sẽ hạn chế được hiện tượng học sinh học hết lớp 12 vẫn chưa có khả năng tự tạo lập được văn bản theo yêu cầu như văn bản hành chính (đơn xin nghỉ học, đơn xin kết nạp đoàn…).

Hai là: Dạy học tích hợp là tổ chức nội dung dạy học của giáo viên sao cho học sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, từ đó phát triển được các năng lực cần thiết.

Dạy học tích hợp diễn ra ở ba phân môn Tập Làm văn, tiếng Việt đọc hiểu. Có thể tích hợp ba phân môn hoặc tích hợp môn Ngữ văn với các môn học khác như Lịch sử, Địa lý, âm nhạc, Mĩ thuật, Ngoài giờ lên lớp, tích hợp giữa kiến thức trong sách vở với kiến thức thực tiễn cuộc sống.

Để phát huy tối đa hiệu quả giờ học, ta có thể sử dụng những phương pháp tích cực như:

- Đóng vai: có thể cho học sinh đóng vai các nhân vật trong tác phẩm tự sự, kịch hoặc xử lý một tình huống giao tiếp giả định…

- Dạy học theo dự án: tạo điều kiện cho học sinh thực hiện nhiệm vụ phức hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Theo đó, học sinh phải tự lực cao trong quá trình học tập từ việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra kết quả…

- Trải nghiệm thực tế, sáng tạo: Học sinh được trải nghiệm thực tế những địa điểm liên quan đến bài học, theo đó sẽ tự rút ra kiến thức cho bản thân…

Như vậy, để có thể dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực, đòi hỏi giáo viên phải có năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. Giáo viên không chỉ là người nắm chắc văn bản, kiến thức cần truyền thụ mà cần có khả năng định hướng, dẫn dắt học sinh giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; đặc biệt trong xây dựng câu hỏi định hướng cho học sinh chuẩn bị bài, tránh phụ thuộc quá nhiều vào câu hỏi trong sách giáo khoa.

 

 

Người viết: Tổ khối 1

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập197
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm186
  • Hôm nay25
  • Tháng hiện tại2,456
  • Tổng lượt truy cập273,852
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi