XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC

Chủ nhật - 09/12/2018 12:00

XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC

XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC

Vài năm trở lại đây, trường Tiểu học Hoàng Công Chất đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền để mỗi HS nhận thức được vai trò của sách đối với việc học tập, giúp các em hiểu rằng sách là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá trong cuộc sống.

Có lẽ ai cũng biết sách là kho tàng tri thức của nhân loại, là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa cho trí tuệ và tâm hồn của con người.

Sách còn là người thầy, người bạn là đôi cánh để cho chúng ta bay lên, sách cung cấp cho ta mọi sự hiểu biết trong cuộc sống. Việc phát triển văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại.

Đọc sách làm phong phú thêm kiếm thức về khoa học, văn học, nghệ thuật, cũng như đời sống. Sách còn có tác dụng giải trí, giúp các em học sinh giải tỏa căng thẳng, áp lực trong học tập, giúp các em có thêm vốn từ ngữ, những bài học về giá trị sống và rèn luyện nhân cách.

Thật vậy, đọc sách có vai trò to lớn cho việc hình thành và phát triển trí tuệ và nhân cách con người. Việc đọc sách không chỉ dừng lại ở chổ tiếp thu kiến thức mà còn tạo thói quen tự học, tự nghiên cứu của học sinh, bên cạnh đó còn rèn cho học sinh những kĩ năng, tình cảm thói quen tự học, tự nghiên cứu có lợi cho trí não và sức khỏe. Việc đọc sách mang lại cho trẻ nhiều điều bổ ích mà không gì thay thế được, ngày nay với nhiều phương tiện thông tin đại chúng giúp cho trẻ trau dồi kiến thức, vui chơi giải trí nhưng vẫn không thể hoàn toàn thay thế được việc đọc sách.

Có thể nói, đọc sách là một thói quen rất có ý nghĩa, đặc biệt là đối với học sinh trong trường tiểu học. Để duy trì, phát triển văn hóa đọc giúp các em lĩnh hội các giá trị văn hóa xã hội, hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp thông tin, tiếp nhận tri thức, hình thành nên nhân cách cho các em. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, trước những trang mạng xã hội tràn lan các thông tin lệch lạc, phiến diện thì việc đọc sách có chọn lọc sẽ rất bổ ích, giúp các em tiếp nhận thông tin một cách thiết thực, đa chiều.

Tại Trường Tiểu học Hoàng Công chất, ngoài thư viện chung, nhà trường cũng đã khuyến khích các lớp xây dựng tủ sách nhỏ, thân thiện ngay trong lớp học. Nhờ vậy, mỗi học sinh dễ dàng và chủ động lựa chọn thời gian đọc sách trong những lúc rảnh rỗi. Từ khi nhà trường phát động phong trào đọc sách, các em học sinh đã hết sức hào hứng. Để nâng cao chất lượng văn hóa đọc, các thầy cô của trường còn hướng dẫn cho các em các kỹ năng đọc sách cơ bản cũng như định hướng cho học sinh cách chọn lựa các đầu sách hay, những cuốn sách bổ ích trang bị cho các em kiến thức cần thiết trong cuộc sống cũng như trong học tập.

Học sinh trường TH Hoàng Công Chất đọc sách tại lớp

 

Có thể thấy rằng, để tạo cho học sinh có được thói quen tiếp xúc hàng ngày với tri thức mới qua những trang sách, thì việc xây dựng không gian văn hóa đọc trong các trường học là hết sức quan trọng. Ý thức được điều đó nhà trường đã có những phương pháp tổ chức thiết thực để khơi dậy văn hóa đọc trong học sinh, trong đó đặc biệt được chú trọng là việc phát triển và đổi mới hệ thống thư viện trường học. Để khuyến khích thói quen đọc sách cho các em học sinh hằng ngày.

Việc học tập, tìm hiểu kiến thức các môn học và cuộc sống qua kênh sách bằng hình thức đọc. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện, nhà trường đã đưa hoạt động văn hóa đọc trở thành những nội dung ngoại khóa bổ ích tới các em học sinh. Bởi văn hóa đọc góp phần hình thành nhân cách HS, giúp các em phát triển toàn diện cả về giáo dục và trí dục. Những trang sách hay mở ra cho các em những thế giới muôn màu, hướng các em biết yêu cái đẹp, biết cảm thụ cái đẹp.

Chính vì vậy, vài năm trở lại đây, trường Tiểu học Hoàng Công Chất đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền để mỗi HS nhận thức được vai trò của sách đối với việc học tập, giúp các em hiểu rằng sách là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá trong cuộc sống.

Học sinh trường TH Hoàng Công Chất đọc sách tại thư viện xanh

 

Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, việc phát triển văn hóa đọc cho các em học sinh trong nhà trường chính là một trong những hoạt động, điều kiện quan trọng để đổi mới phương pháp dạy - học, giúp cho các giáo viên, học sinh đến với sách, hình thành thói quen đọc sách, tạo nền tảng quan trọng cho việc tự học, học tập suốt đời của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội học tập - một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chính vì thế, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các em học sinh, cho các bạn trẻ về văn hóa đọc đang rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành và toàn xã hội./.

                                                                                   Tác giả: Phạm Thị Miến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập283
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm270
  • Hôm nay379
  • Tháng hiện tại2,386
  • Tổng lượt truy cập273,782
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi