Nâng cao trải nghiệm dạy học Tiếng Việt lớp 3 theo Chương trình mới

Thứ hai - 24/10/2022 13:00

Nâng cao trải nghiệm dạy học Tiếng Việt lớp 3 theo Chương trình mới

Nâng cao trải nghiệm dạy học Tiếng Việt lớp 3 theo Chương trình mới

Chiều 7/10, tại lớp 3A2 Trường Tiểu học Hoàng Công Chất, Trường Tiểu học Hoàng Công Chất tổ chức chuyên đề cấp trường với chủ đề: Dạy học Tiếng Việt lớp 3 theo Chương trình GDPT 2018.

Buổi lên lớp chuyên đề của cô và trò lớp 3A2 trường TH Hoàng Công Chất

 

Dự chuyên đề có cô Nguyễn Thị Phương Dung – Phó hiệu trưởng nhà trường và cùng các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường.

Tại chuyên đề, cô giáo Cà Thị Thanh Bình, giáo viên Trường tiểu học Hoàng Công Chất lên lớp cùng học sinh lớp 3A2 - bài 6: Tập nấu ăn với tiết Đọc: Tập nấu ăn.

 Nguyễn Thị Phương Dung – Phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách chuyên môn cho rằng, bên cạnh việc học Toán để phát triển tư duy logic thì việc học Tiếng Việt sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ.

Tiếp mạch ý tưởng của SGK Tiếng Việt 1 và Tiếng Việt 2, môn Tiếng Việt 3 nội dung học tập được tổ chức theo các mạch tương ứng với các kĩ năng ngôn ngữ, không chia tách các phân môn. Cách tiếp cận này giúp cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt gắn với thực tế giao tiếp, tạo được sự hứng thú ở người học và nâng cao hiệu quả môn học. Hệ thống chủ điểm được sắp xếp hợp lý, mỗi trang sách sẽ lần lượt dẫn dắt các em từ trải nghiệm của bản thân, đến nhà trường, gia đình, cộng đồng, thiên nhiên, đất nước…Theo các chủ điểm, học sinh sẽ rèn luyện và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe cùng các kiến thức của môn Tiếng Việt đáp ứng nhu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Xác định tầm quan trọng của môn Tiếng Việt 3, trường Tiểu học Hoàng Công Chất đã tổ chức chuyên đề chuyên môn để giúp giáo viên có những trải nghiệm trên thực tế giảng dạy. Qua tiết dạy minh hoạ, giáo viên dạy lớp 3 sẽ cùng học hỏi, rút kinh nghiệm để có hành trang bước vào năm học mới.

Cô Cà Thị Thanh Bình hướng dẫn học sinh đọc

 

Bước vào bài học, học sinh lớp 3A2 cùng khởi động bài học với bài hát “Giúp mẹ”. Qua đó cô giáo đã dẫn dắt học sinh vào bài “Tập nấu ăn” bằng những câu hỏi gợi ý về giúp mẹ nấu ăn.

Học sinh được nghe cô đọc mẫu văn bản và cùng nhau luyện đọc văn bản, từng phần văn bản theo hình thức: đọc cá nhân, đọc đôi, đọc theo dãy; cùng sửa cho nhau dưới sự điều hành của cô giáo. Qua phần đọc của trò, cô Bình cùng sửa cho các em lỗi phát âm, nhấn giọng….

Dưới sự dẫn dắt của cô giáo, học sinh lớp 3A2 cùng nhau thảo luận nhóm tìm hiểu những điều thú vị khi nấu ăn, và học cách làm món trứng đúc thịt. Học sinh được giáo dục về phụ giúp ba mẹ làm việc nhà và biết nấu ăn.

Học sinh đọc văn bản to, rõ ràng, diễn cảm

 

Tại chuyên đề cô Đinh Thị Thảo giáo viên lớp 3A1 đã bày tỏ băn khoăn và đặt câu hỏi mong hội đồng sư phạm trường Tiểu học Hoàng Công Chất giải đáp về: cách thức lên lớp một bài học, logic bài đọc 1 tiết. Cô Nguyễn Thị Phương Dung phó hiệu trưởng nhà trường cho rằng, phần đọc học sinh được học 1 tiết. Trong tiết đọc, các em được luyện đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, đọc hiểu. Với lớp 3, các em không chỉ thể hiện kĩ thuật đọc văn bản mà còn đọc diễn cảm và thể hiện cảm nhận của mình qua việc trả lời câu hỏi. Giáo viên linh hoạt trong việc ngắt tiết, tăng cường các câu hỏi bổ sung nhằm phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh.

Chuyên môn nhà trường đã góp ý và xây dựng một số yêu cầu cơ bản về tiến trình đọc:

+ Luyện đọc đúng:  Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm.

+ Đọc đúng các ngữ điệu câu: Lên giọng ở cuối câu hỏi, xuống giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu cảm, với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu.. Như vậy đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm.

+ Khi muốn luyện đọc 1 từ nào đó, đầu tiên giáo viên đọc mẫu trước rồi cho cả lớp đọc đồng thanh, cuối cùng cho các em đọc cá nhân các tiếng, từ khó này. Với những câu mà giáo viên dự tính sẽ có nhiều em đọc sai phách câu, GV cũng tiến hành như vậy, cuối cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh cả đoạn bài.

+ Luyện đọc nhanh: Đọc nhanh là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê, a ngắc ngứ, vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng. Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi có không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng để cho người nghe hiểu kịp thời. Vì vậy đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng.

+ Biện pháp luyện đọc nhanh: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc thầm có sự kiểm tra của giáo viên của bạn để điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Định tốc độ đọc như thế nào còn phụ thuộc vào độ khó của bài đọc.

+ Dạy cho học sinh đọc đúng ngữ điệu, ngắt giọng đúng: Trong giờ dạy tập đọc giáo viên phải hướng dẫn đến giáo dục cho học sinh yêu Tiếng việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu. Khi đọc các bài văn xuôi chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với ranh giới ngữ đoạn. Khi đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Vì vậy đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng nói riêng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng, vừa là phương tiện giúp học sinh chiếm lĩnh nội dung bài đọc. Mỗi bài đọc nhằm chỉ ra cơ sở ngữ nghĩa, ngữ pháp chỗ ngắt giọng dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai khi đọc, cũng là xác định những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài tập đọc cụ thể. Từ đó dạy đọc đúng hiểu đúng các bài tập đọc ở Tiểu học.

+ Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh: Muốn học sinh có năng lực có kỹ năng đọc hiểu tốt. Giáo viên phải có định hướng, có kế hoạch sắp xếp thời gian tìm hiểu bài nhiều hơn, thời gian luyện đọc thành tiếng mà phải coi trọng chất lượng đọc.  Mỗi giờ lên lớp giáo viên xác định nội dung đọc hiểu cho các em.

+ Đọc thầm: Cũng như khi ngồi đọc (vì ít khi đứng đọc) thành tiếng, tư thế ngồi đọc thầm phải ngay ngắn khoảng cách giữa mắt và sách 30-35cm.

+ Tiếp đó cần hướng dẫn học sinh đến việc phát hiện ra những câu quan trọng của bài. Những câu nêu ý nghĩa chung của bài.

                                                                                                                              Người viết Tin: Tổ khối 1

                                                                                   Nguồn tin: Trường Tiểu học Hoàng Công Chất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập539
  • Máy chủ tìm kiếm80
  • Khách viếng thăm459
  • Hôm nay117
  • Tháng hiện tại232
  • Tổng lượt truy cập274,431
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi