TRUYỀN THÔNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2021

Thứ tư - 08/12/2021 12:00

TRUYỀN THÔNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2021

TRUYỀN THÔNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI NĂM 2021

Thực hiện Hướng dẫn số 2491/HD-SGDĐT ngày 26/10/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2021 ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên; Thực hiện Kế hoạch số: 1360/PGDĐT-VP  ngày 10/11/2021 của Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên về việc Triển khai Tháng hành động Vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2021 huyện Điện Biên.

         Ngày 29/11/2021 Trường tiểu học Hoàng Công Chất đã tổ chức hoạt động truyền thông về bình đẳng giới trong nhà trường với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”

      

        Bình đẳng giới là việc Nam với Nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình, xã hội.

       Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân gia đình, luật bình đẳng giới, luật phòng chống bạo lực gia đình,.... mà trọng tâm là luật bình đẳng giới thông qua Công ước quốc tế như Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em... nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ.

         Tuy nhiên định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là "Thiên chức" của phụ nữ.

     Hiện tượng bất bình đẳng giới vẫn còn phồ biến ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tốc thiểu số phụ nữ vẫn là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình. Những người đàn ông thường giành thời gian cho việc làng, việc nước, họ hàng, rồi rượu chè, các tệ nạn xã hội... nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều dồn lên đôi vai người phụ nữ.

        Ngày nay, trên mạng xã hội hay chia sẻ những trường hợp chồng đánh đập vợ, dưới xã hội ngày càng văn minh thì chúng ta thấy điều này không nên. Những vụ việc này xảy ra cho thấy, việc bảo vệ những người phụ nữ trong xã hội vẫn chưa được quan tâm nhiều. Phụ nữ ngày nay vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi, nhất vẫn còn là nạn nhân của bạo lực gia đình.

      Hiện tượng bạo lực không phải là hiện tượng mới, xong thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn trong các trường học bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội....

       Bạo lực là cách để giải phóng sự giận giữ, bất lực của bản thân ra bên ngoài. Kẻ sử dụng bạo lực thích thị uy sức mạnh cá nhân, nhưng ẩn sau đó là sự yếu đuối, thiếu hụt nội tâm. Bạo lực học đường giờ đây không chỉ diễn ra trong phạm vi nhà trường mà có xu hướng lan rộng ra bên ngoài và trên internet.

       Qua chủ đề này xin gửi tới các thầy cô giáo và các bạn học sinh những thông điệp tuyên truyền sau:

1. Hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2021

2. Hưởng ứng ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2021

3. Bình đẳng giới là chìa khóa để xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

4. Hãy hành động để chấm dứt xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em.

5. Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và nạn nhân bị xâm hại tình dục

6. Xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em là tội ác nghiêm trọng

7. Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.

8. Hãy lên tiếng khi bạn bị bạo lực. Mọi người sẽ giúp bạn.

"Chấm dứt bạo lực - vun đắp yêu thương" 

        

        Dưới đây là chương trình phát thanh măng non của Liên đội trường TH Hoàng Công Chất tháng 12 năm 2021:

                                                                                                                   Nguồn tin: Tổng phụ trách đội 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập290
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm269
  • Hôm nay34
  • Tháng hiện tại2,478
  • Tổng lượt truy cập273,874
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi